Trầm cảm là gì? Làm sao để tránh được bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là gì? Làm sao để tránh được bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là rối loạn cảm xúc gây cho chúng ta cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài gây ảnh hưởng tính mạng của chính bản thân. Bệnh được chia làm nhiều mức độ khác nhau, trong đó ở mức độ nhẹ có thể phát hiện sớm và ngăn ngừa.

Bài viết hôm nay Niên Giám Thực Phẩm muốn các bạn chia sẻ cho các bạn biết thêm về bệnh trầm cảm. Trong một số trường hợp, các bạn có thể ngăn ngừa trầm cảm, ngay cả khi đã từng mắc phải căn bệnh này trước đó. Vậy nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh bị trầm cảm nhé.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm hay còn gọi là , là bệnh gây rối loạn cảm xúc. Người bệnh sẽ thường cảm thấy buồn bã, có thể kèm theo một vài chịu chứng hay khóc. Giảm hứng thú trong công việc, giải trí, lối suy nghĩ và hành xử của bạn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất.

Bệnh trầm cảm rất phổ biến trên thế giới, ước tính có đến 80% dân số thế giới đã từng mắc căn bệnh này. Và cứ 6 người thì sẽ có một người sẽ bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào và nữ giới có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nam giới.

Mức độ nhẹ của bệnh trầm cảm

Những mức độ nhẹ của bệnh trầm cảm

Những mức độ nhẹ của bệnh trầm cảm

Các triệu chứng trầm cảm có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng bao gồm như:

  • Cảm thấy buồn hoặc có tâm trạng chán nản .
  • Mất hứng thú hoặc niềm tin trong các hoạt động thể chất.
  • Không còn hứng thú với việc ăn uống.
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Tăng cảm giác âu lo, mệt mỏi.
  • Khó suy nghĩ, tập trung trong việc đưa ra quyết định.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc ý định tự tử.

Dựa trên những triệu chứng trên chúng ta có thể phân biệt được trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và có ít hơn 4 triệu chứng có liên quan. Những người trầm cảm nhẹ có thể khỏi bệnh qua thời gian, không dùng thuốc hoặc sẽ tự lắng xuống.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, nguyên nhân có thể là những sự việc riêng lẻ hoặc kết hợp của nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể bao gồm như:

Hormone: Lượng hormone nhất định có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và gây ra cảm giác trầm cảm. Ở phụ nữ việc ảnh hưởng bởi sự biến đổi của hormone trước và sau chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra tâm lý tiêu cực, thường gặp nhất là bệnh lý trầm cảm sau sinh.

Chấn thương tâm lý: Những chấn thương tâm lý, cú sốc trong quá khứ là lý do dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng với người đã từng trải qua sự kiện không may mắn trong tuổi thơ. Khi bộ não gặp chấn động trong thời kì phát triển, nó không còn linh hoạt để đối phó với những căng thẳng trong tương lai.

Trầm cảm theo mùa: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, thiếu ánh sáng mặt trời làm thiếu hụt vitamin D, khiến tâm trạng buồn chán, từ đó gây ra trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm theo mùa. Tiếp nhận ánh sáng mặt trời vào buổi sáng là điều vô cùng quan trọng giúp cân bằng nhịp sinh học, ngủ đủ giấc và cân bằng cảm xúc.

Độc thoại nội tâm: Là một trong những lý do khiến chúng ta mắc bệnh. Nếu bạn là người thường tự trách móc bản thân vì những lỗi nhỏ hoặc sở hữu cái tôi quá lớn, luôn tránh xa mọi người, tự bó buộc bản thân trong căn phòng và không ngừng hành hạ bản thân, khiến bản thân rơi vào hố đen tâm lý.

Cách để tránh bệnh trầm cảm

Cách để tránh bệnh trầm cảm

Cách để tránh bệnh trầm cảm

Ngày nay, có nhiều cách để ngăn ngừa trầm hoặc tránh trầm cảm. Mặc dù các yếu tố  khởi phát có thể khác nhau đối với mọi người, nhưng một số kỹ thuật tốt nhất bạn có thể sử dụng để ngăn ngừa hoặc tránh tái phát trầm cảm như: 

Tập thể dục: thường xuyên giúp sức khỏe và tinh thần bạn ổn định. Tập thể dục có thể giúp chúng ta ngăn ngừa trầm cảm theo một số cách. Làm tăng nhiệt độ cơ thể để làm dịu các hệ thần kinh, giải phóng các chất hóa học như endorphin, có thể cải thiện tâm trạng.

Áp dụng các bài tập vận động thường xuyên hàng ngày có thể điều trị trầm cảm. Tham gia chạy bộ, yoga, gym là những hình thức giúp bạn tiếp xúc với cộng đồng làm giải tỏa tâm trạng cô đơn của ban. Đi cầu thang bộ thay cho thang máy, tạo thói quen là cách tốt nhất để duy trì thể lực ngăn ngừa trầm cảm.

Hạn chế sử dụng mạng xã hội: Việc hạn chế sử dụng mạng xã hội giảm bớt tình trạng gây nghiện mà mạng xã hội mang lại. Thay vào đó hãy tiếp xúc nói chuyện với gia đình, người thân, bạn bè và thậm chí là động nghiệp để cảm thấy bớt căng thẳng hơn.

Để hạn chế thời gian sử dụng điện thoại bạn nên xóa tất cả các ứng dụng mạng xã hội, tiện ích mở rộng và sử dụng chặn web chỉ cho phép bạn sử dụng một trang web cố định. Chỉ sử dụng mạng xã hội khi thật sự cần thiết tránh việc đăng nhập nhiều lần trong ngày chỉ để làm gì đó.

Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Ngủ đủ giấc: Là cần thiết cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Để có giấc ngủ ngon hơn, bạn hãy không nhìn vào điện thoại trong 2 giờ trước khi ngủ, thiền trước khi ngủ, có giường thoải mái, không nên uống cafe sau buổi trưa.

Đắm mình trong nắng: Bạn đón nắng sẽ kích hoạt hormone khác nhau trong não bạn và tác động tới tâm trạng của bạn. Việc ở bên ngoài nhiều giúp sản sinh Vitamin D, tăng lượng serotonin, giảm huyết áp, giúp xương chắc khỏe hơn và cho phép bạn có được giấc ngủ chất lượng hơn.

Duy trì cân nặng: Béo phì có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, khi bạn bắt đầu thêm vào những phán xét và chỉ trích của người khác. Một khảo sát quốc gia cho thấy 43% người lớn bị trầm cảm bị béo phì. Vì thế bạn nên hãy bổ sung các thực phẩm giúp các bạn giảm cân để tự tin hơn vào bản thân

Phương pháp tập thể dục cũng nên được áp dụng song song để giúp cho việc giảm cân thêm hiệu quả. Ngoài ra các bạn không có thời gian luyện tập cũng như ăn thì cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng để thay thế.

Vậy trên đây là thông tin đã được chúng tôi cập nhập cho các bạn những nguyên nhân và cách phòng tránh dẫn đến bị trầm cảm. Mong các bạn vượt qua chứng bệnh thời hiện này, hãy kết hợp với việc giải tỏa tâm trạng giúp ổn định cơ thể và tư vấn bác sĩ nếu có các triệu chứng nặng nhé.

Nguồn:https://niengiamthucpham.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *