Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Tuy nhiên những đặc điểm cũng như dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này thì không phải ai cũng biết để phòng tránh. Do đó rất nhiều người chỉ phát hiện ra căn bệnh này khi bệnh đã trở nặng và việc phòng tránh cũng như chữa trị trong giai đoạn này cũng trở nên khó khăn hơn.
Trong bài viết của Niên Giám hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh đau dạ dày, cũng như cách để phòng tránh kịp thời nếu chẳng may bạn cũng đang có các dấu hiệu của căn bệnh này nhé.
Đau dạ dày là gì và nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Đau dạ dày là gì và nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm loét khiến cho những cơn đau bụng diễn ra âm ỉ, gây khó chịu kể cả khi bụng đói hoặc no. Bên cạnh đó, làm việc quá sức hay tâm lý căng thẳng cũng có thể khiến cho cơn đau dữ dội hơn. Tình trạng đau dạ dày do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Nhiễm vi khuẩn gây đau dạ dày: do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) xâm nhập và phát triển quá gây ra viêm nhiễm trường hợp nặng còn làm cho dạ dày bị xuất huyết.
- Ăn uống thiếu khoa học: Các thói quen xấu như ăn quá vội, quá khuya, hay ăn vặt, nhịn bữa sáng, ăn đồ quá cay nóng,… cũng góp phần dẫn đến bệnh đau dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ làm hỏng lớp niêm mạc lót trong dạ dày. Uống khi bụng đói sẽ làm viêm loét niêm mạc và khiến những cơn đau diễn ra thường xuyên hơn.
- Ảnh hưởng bởi các bệnh đường tiêu hóa: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày, bệnh Crohn,… Và đặc biệt là Ung thư dạ dày cũng là nguyên nhân tiền đề để dẫn đến bệnh đau dạ dày
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Căng thẳng thần kinh kéo dài, giờ giấc nghỉ ngơi không hợp lý, hay sử dụng thuốc lá, chất kích thích, nước ngọt có Gas,… cũng khiến cho tình trạng đau dạ dày kéo dài.
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Người mắc bệnh đau dạ dày thường sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây
- Buồn nôn và nôn: Dễ xuất hiện khi vừa ăn xong. Chất nôn, dịch nôn có thể kèm máu. Triệu chứng này có thể kéo dài dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt mất nước.
- Đau tức ở vùng thượng vị: Các bệnh về đường tiêu hóa dễ gây đau ở thượng vị. Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau thượng vị dữ dội và nóng đến tận cổ họng.
- Mệt mỏi, chán ăn: Đau dạ dày sẽ khiến cho dịch vị axit xuất tiết quá mức so với lượng cần thiết. Hệ quả là gây ra hiện tượng căng tức và chướng bụng, từ đó không kích thích sự thèm ăn, lâu dần cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược.
- Chảy máu dạ dày: Thức ăn đưa vào dạ dày sẽ phải tiếp xúc với vết loét trên bề mặt niêm mạc trong quá trình tiêu hóa. Nếu thức ăn thô, cứng sẽ dễ gây chảy máu tại vết loét. Từ đó bệnh nhân sẽ bị nôn ra máu hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
Đây là một số triệu chứng thường gặp nhất để người bệnh nhận diện được căn bệnh đau dạ dày một cách nhanh chóng nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách phòng tránh đau dạ dày

Cách phòng tránh đau dạ dày
Đau dạ dày là căn bệnh rất dễ gặp phải từ lứa tuổi vị thành niên trở về sau. Do đó, để phòng tránh căn bệnh này, các bạn cần lưu ý các biện pháp sau đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đây là biện pháp để đón ngõ căn bệnh đau dạ dày, giúp ngăn chặn từ sớm các triệu chứng mà căn bệnh này mang đến. Cụ thể như sau:
- Ăn đủ bữa, đúng giờ, nhất là bữa sáng. Ăn chín, uống sôi để đảm bảo vệ sinh. Không ăn uống quá khuya.
- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày. Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia…
- Hạn chế ăn vặt, ăn các món dầu mỡ nhiều, quá đậm vị, cay nóng hoặc quá mặn cũng như quá chua. Uống đủ nước và tránh nạp quá nhiều nước ngay trước và sau bữa ăn.
- Giữ cho cơ thể luôn thoải mái, không để rơi vào các tình trạng như trầm cảm hoặc các bệnh về tâm lý cũng dễ khiến bệnh trở nặng
Ngoài ra sau mỗi bữa ăn thì không nên đi nằm ngay hay vận động mạnh sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa không ổn định hoặc quá sức.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây
Thuốc tây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử phổ biến. Do đó, để giảm thiểu tác dụng phụ mà thuốc Tây gây ra cho dạ dày, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, cũng như các loại thuốc khác mà chưa được hướng dẫn kỹ càng về tác dụng.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
- Tránh uống thuốc tây khi bụng đói hay ngay trước giờ đi ngủ. Nên uống với 1 ly nước lọc đầy để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày.
Khi gặp các vấn đề bất thường trong quá trình dùng thuốc tây, các bạn nên báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh.
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Các thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn khiến cho bệnh đau dạ dày ít có nguy cơ xuất hiện hơn. Cụ thể như sau
- Nghỉ ngơi đúng giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài khoảng 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Tập thể dục khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tăng cường cơ thắt của dạ dày cũng như đường ruột.
- Hít thở sâu và dành thời gian nghỉ ngơi nếu lâm vào các tình huống căng thẳng.
- Việc giảm cân cần phải khoa học và an toàn để phòng ngừa bệnh đau dạ dày cũng như các bệnh tiêu hóa khác.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích nếu hiện tại đang thường xuyên sử dụng. ĐỒng thời cũng không thường xuyên thức khuya hay làm việc quá sức để đảm bảo chức năng của các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
Trên đây là một số thông tin về bệnh đau dạ dày cũng như các biện pháp phòng tránh. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trả lời